Kiểm tra sổ tiết kiệm giả bằng QR Code

Tính năng xác thực trạng thái sổ tiết kiệm lần đầu được Ngân hàng Tiên Phong (TPBank) giới thiệu trong phiên bản eBank 7.0 vừa ra mắt. Theo đó, khác

Khai trương siêu thị nội thất chuẩn châu Âu tại Việt Nam
Hội thảo ngành công nghiệp khí Việt Nam
Nên lựa chọn loại máy cắt nhôm 2 đầu nào tốt nhất hiện nay

Tính năng xác thực trạng thái sổ tiết kiệm lần đầu được Ngân hàng Tiên Phong (TPBank) giới thiệu trong phiên bản eBank 7.0 vừa ra mắt. Theo đó, khách hàng có thể kiểm tra trạng thái của sổ do nhà băng phát hành khi quét QR code. Trước đó, thực tế tại nhiều ngân hàng cho thấy có trường hợp người gửi dù sở hữu sổ tiết kiệm trong tay nhưng không được bảo vệ quyền lợi, do tiền gửi đã bị nhân viên ngân hàng trục lợi trước khi đưa vào hệ thống.

kiem-tra-so-tiet-kiem-gia-bang-qr-code

Khách hàng có thể kiểm tra tình trạng của mọi sổ tiết kiệm và chứng thư bảo lãnh do ngân hàng phát hành qua QR Code trên eBank. Ảnh: QA.

Tổng giám đốc TPBank Nguyễn Hưng cho rằng việc kiểm tra này giúp minh bạch hóa thông tin và khiến khách hàng hoàn toàn có thể an tâm với sổ tiết kiệm của mình. “Sổ tiết kiệm có thể làm giả chứ QR Code thì không thể làm giả được”, ông nói. Ngoài với sổ tiết kiệm, các chứng thư bảo lãnh cũng có thể được kiểm tra tình trạng dư nợ, thời hạn bảo lãnh… qua QR Code trên eBank.

QR Code (Quick Response Code) là công nghệ mã vạch hai chiều giải mã tốc độ cao đã được áp dụng nhiều trong việc xác minh xuất xứ hàng hóa, sản phẩm. Nếu TPBank là ngân hàng đầu tiên triển khai công nghệ QR Code để xác minh tình trạng sổ tiết kiệm thì các nhà băng khác như VietinBank, SHB, VPBank… cũng đã ứng dụng QR Code cho hoạt động thanh toán điện tử. Theo đó, khách hàng có thể tự tạo mã để thanh toán cho bạn bè hoặc tại các nhà hàng siêu thị với QR Code thay vì phải trả tiền mặt hoặc quẹt thẻ theo cách thông thường.

Ngoài tính năng kiểm tra sổ tiết kiệm giả, sản phẩm eBank mới còn cho phép khách hàng đăng nhập bằng vân tay (với các thiết bị iOS hỗ trợ vân tay), hoặc số PIN (cho iOS và Android) thay cho việc phải nhập mật khẩu vốn khó nhớ và phức tạp. Thậm chí với các giao dịch nhỏ (dưới một triệu đồng), phần mềm cũng cho phép các cá nhân chuyển tiền xác nhận giao dịch bằng vân tay mà không cần nhập thêm mã xác thực thông thường như OPT hay sử dụng Token key. Bên cạnh đó, tên đăng nhập vào ebank và avatar có thể thay đổi theo tùy chọn của từng người dùng thay vì cố định do ngân hàng quy định như trước.

Thanh Thanh Lan

COMMENTS

WORDPRESS: 0
DISQUS: 0