Doanh nghiệp lao đao với tôn Trung Quốc gắn mác Việt Nam

Thời gian vừa qua, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả mặt hàng tôn thép liên tục diễn ra phức tạp với quy mô ngày càng, thủ đoạn ti

Bất động sản nghỉ dưỡng Condotel Intercontinental Phú Quốc và điểm nhấn độc đáo lớn mà BIM Group mang lại
Dài cổ chờ… bãi đậu xe
Giới thiệu dòng máy bơm nước thải Robuschi của Ý

Thời gian vừa qua, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả mặt hàng tôn thép liên tục diễn ra phức tạp với quy mô ngày càng, thủ đoạn tinh vi, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh chân chính của các doanh nghiệp, đồng thời gây thiệt hại về kinh tế và suy yếu niềm tin người tiêu dùng.

Doanh nghiệp chân chính bị lép vế

Hiệp hội Thép Việt Nam ước tính, với sức tiêu thụ mặt hàng tôn thép như hiện nay, hàng năm người tiêu dùng bị thiệt hại hàng trăm tỉ đồng và ngân sách nhà nước cũng bị thiệt hại đáng kể do những chiêu trò gian lận của một số đơn vị phân phối, doanh nghiệp, đại lý mặt hàng tôn phủ màu và thép mạ.

Ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam cho biết, trong 9 tháng đầu năm, những nhà sản xuất tôn thép chỉ tiêu thụ được 2.268.000 tấn. Còn khối lượng nhập khẩu (NK) vào để tiêu thụ trong nước là 1.078.000 tấn. Như vậy, tôn NK chiếm tới 32,2% thị trường trong nước (năm 2014 là 26,3%), trong đó chủ yếu là tôn mạ NK từ Trung Quốc có giá rẻ, nhưng chất lượng kém. Đây là loại tôn được đội lốt bằng cách in nhãn mác giả dưới các thương hiệu của các doanh nghiệp có uy tín tại Việt Nam để tiêu thụ.

tôn Trung Quốc

Trong khi đó, ông Vũ Văn Thanh, Phó TGĐ Tập đoàn Hoa Sen lo ngại, các doanh nghiệp chân chính bị ảnh hưởng nặng nề do hệ quả của việc gian lận thương mại gây ra. Tôn gian, kém chất lượng dễ dàng đánh lừa người tiêu dùng bằng giá cả thấp hơn so với hàng chính hiệu, khiến cho doanh nghiệp bị mất thị phần tiêu thụ. Hơn nữa, với tình trạng tôn gian, kém chất lượng tràn lan trên thị trường sẽ tạo ra môi trường kinh doanh không lành mạnh, đồng thời triệt tiêu động lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chân chính trong nước, từ đó kéo theo việc suy giảm cả ngành công nghiệp tôn thép và dẫn đến thiệt hại cho nền kinh tế.

Phải có chế tài thật mạnh

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, hành vi giả nhãn hiệu các doanh nghiệp có tiếng, tôn mỏng nhưng ghi trên nhãn tôn dày hơn nhằm lừa dối người tiêu dùng để thu lợi bất chính đã đủ dấu hiệu cho thấy đây là hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ và vi phạm pháp luật về chất lượng hàng hóa. Do đó, cần xử lý mạnh tay hơn và nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm cần chuyển sang cơ quan điều tra xem xét. Mặt khác, các doanh nghiệp trong nước cũng phải tích cực áp dụng các biện pháp chống hàng giả và biện pháp kỹ thuật để người tiêu dùng dễ dàng nhận biết sản phẩm của mình, ngoài ra, phải nhanh chóng cung cấp các thông tin đến người tiêu dùng những dấu hiệu để phân biệt hàng giả với hàng thật do mình sản xuất và cung ứng ra thị trường.

Ông Vũ Văn Thanh cho rằng, cần phải có chế tài mạnh để kiểm tra nghiêm ngặt và xử lý triệt để đối với các cơ sở sản xuất và kinh doanh gian dối, kiếm lời bất chính. Biện pháp mang tính khả thi cao đó là ban hành một quy định cụ thể và chặt chẽ về vấn đề in thông tin sản phẩm trên bề mặt tôn. Theo đó, trên bề mặt tôn phải có dòng in thể hiện rõ thông tin để người tiêu dùng và cơ quan quản lý dễ dàng nhận biết bằng mắt thường, đặc biệt, dòng in phải được lặp lại mỗi 6m suốt chiều dài của sản phẩm bao gồm các thông tin bắt buộc như tên hàng hóa, xuất xứ, tên nhà sản xuất, tiêu chuẩn áp dụng, độ dày, mác thép và tỉ trọng sản phẩm, độ dày sơn, lượng mạ.

COMMENTS

WORDPRESS: 0
DISQUS: 0